Friday, October 25, 2013

Đáp án Digital Analytics Fundamentals - Final assessment - Results 100% Score

100% Score :))

Digital Analytics Fundamentals - Final assessment

Tuesday, October 15, 2013

9 nỗi niềm riêng của các Sếp (cầu cho lính tôi đọc được)

9 nỗi niềm riêng của các Sếp


Image
1. “Tôi đuối vì cứ phải giải quyết rắc rối của bạn”
Phần lớn công việc của các Sếp là lắng nghe vấn đề, rắc rối của nhân viên và giúp họ tìm cách giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các Sếp thực sự rất mong nhân viên có thể đề xuất và có giải pháp cho riêng mình, thay vì phải nhờ cậy phiền hà đến cấp trên.

2. “Tôi không kiếm tiền nhiều như bạn nghĩ đâu”
Hầu hết nhân viên đều nghĩ, làm Sếp thì ăn ngủ trên cả đống tiền. Đúng là vẫn có rất nhiều CEOs nổi tiếng và giỏi giang cự phách, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng tiếc là không phải Sếp nào cũng thế. Sếp có thể cũng như bạn thôi, đang phải chật vật xoay xở với các hóa đơn và chi phí hàng tháng.

3. “Đôi khi tôi chẳng muốn làm Sếp gì cả”
Đừng nghĩ làm Sếp là được sướng, được lười khỏi làm gì cả nhé! Ngược lại, các Sếp luôn phải làm việc chăm chỉ và chịu hi sinh nhiều thứ để có thể đạt được như ngày hôm nay. (Và một số Sếp cũng rất ghét khi phải giao việc cho bạn, hay nhờ vả ai đó để làm những việc mà chính họ có thể tự hoàn thành được.)

4. “Không phải chuyện nào tôi cũng được thẳng thắn với nhân viên”
Thẳng thắn với nhân viên sẽ giúp mối quan hệ giữa Sếp và nhân viên tốt hơn. Các Sếp sẽ không muốn giữa Sếp với nhân viên có bí mật gì. Nhưng về thực tiễn pháp lý và các quy định chung của tổ chức, công ty, Sếp buộc lòng phải “thôi ta giấu cho riêng ta biết”.

5. “Tôi sẽ biết khi bạn ném đá tôi”
Những lời nói xấu sẽ không lọt đến tai Sếp theo nhiều cách mà nhân viên không biết trước được. Có thể “người bạn” mà bạn hay chia sẻ các lời phàn nàn đã không giữ bí mật cho riêng mình.

6. “Tôi thích cân nhắc những lời khuyên từ bên thứ 3 hơn”
Có 1 điều chắc chắn rằng, nhân viên nào cũng mong muốn mình là người được Sếp tham vấn ý kiến. Tuy nhiên, các tư vấn viên hoặc nhân viên bán hàng sẽ là người có quan điểm, góc nhìn tốt hơn và nhất là, họ sẽ chấp nhận lời từ chối và kiềm chế cảm xúc tốt hơn khi Sếp “vùi dập” ý kiến của họ.

7. “Có lúc tôi chẳng biết phải làm thế nào”
Làm Sếp đòi hỏi phải nhìn xa trông rộng, nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng đắn. Quản lý công việc và tài nguyên đã khó, nhưng quản lý con người càng khó hơn gấp bội. Do đó, không phải lúc nào các Sếp cũng có thể đưa ra quyết định đúng hay cư xử một cách hoàn hảo.

8. “Tôi muốn bạn cứ làm đúng như tôi giao”
Muốn làm việc hiệu quả và đạt được kết quả thì giữa Sếp và nhân viên cần có sự trao đổi, thảo luận thường xuyên đạt được sự đồng thuận. Tuy vậy, có những thời điểm đòi hỏi nhân viên phải nhạy cảm để nắm được ý Sếp và cứ làm theo đúng như yêu cầu. Ý kiến gì thì cứ việc lên phường!

9. “Tôi thật lòng mong bạn thành công *mắt chớp chớp*”
Sếp đã chọn bạn, nghĩa là Sếp tin tưởng vào bạn và quyết định đầu tư thời gian, công sức, và tiền bạc vào bạn, với mong mỏi bạn sẽ luôn vui vẻ, trẻ khỏe. Lợi nhuận từ sự đầu tư này trước hết là hiệu suất công việc, lòng trung thành, và xa hơn nữa là các thành quả cá nhân mà chính bạn gặt hái được.

~
Dịch: Karmi Phúc
Nguồn: http://www.inc.com/geoffrey-james/9-truths-bosses-hide-from-employees.html

Friday, October 4, 2013

Thói ngụy biện ở người Việt

Bài này tôi copy từ đây về đặng để tham khảo về sau
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html

-----------------------

 Thói ngụy biện ở người Việt


Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.