Saturday, June 16, 2012

10 Thủ Thuật Tối Ưu Hóa Cấu Trúc Liên Kết Nội Websitee

Cấu trúc liên kết của một website là một phần quan trọng của quá trình SEO do nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng quét website của từ phía các cỗ máy tìm kiếm, khả năng được các cỗ máy tìm kiếm index, và sự phân phối PageRank. Và chính cấu trúc nội liên kết của một website cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự điều hướng trong chính website đó. Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của người dùng với website và tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập thông thường thành khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 10 thủ thuật có thể giúp tối ưu hóa cấu trúc nội liên kết của website qua đó làm tăng khả năng được xếp hạng cao trên các cỗ máy tìm kiếm và cho phép các trang tin đạt được chỉ số PR cao hơn.

Tuesday, June 12, 2012

Kỹ thuật SEO Copywriting

 SEO Copywriting như thế nào? làm sao mới tốt?

Vậy thì, "được viết tốt" có nghĩa là gì? Dưới đây là một số mẹo để có được SEO copyrighting tốt từ Google, Yahoo và khách ghé thăm website.

Làm thế nào để viết được nội dung tốt?

+ Nghiên cứu từ khoá: Đây là bước đặc biệt quan trọng trước khi post bài viết của bạn lên mạng. Nghiên cứu từ khoá, một khía cạnh quan trọng của tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng bá Internet, tạo ra sự khác biệt so với phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống. Chỉ khi trang Web bổ sung được những từ khoá có mức độ phù hợp cao nhất và chứa đựng nội dung thu hút được những khách hàng mục tiêu thì chiến dịch quảng cáo của công ty bạn mới thành công. Hiện nay có khá nhiều công cụ phân tích từ khoá giúp bạn lựa chọn được những từ khoá đúng đắn cho công ty mình, trong đó có WordTracker và Keyword Discovery là phổ biến hơn cả. Bạn xem thêm về Nghiên cứu từ khoá, Công cụ phân tích từ khoá.

+ Một chủ đề trên một trang: Nếu công ty của bạn có 5 sản phẩm khác nhau, bạn nên dành ít nhất 1 trang cho mỗi topic.

+ Chi tiết, thật chi tiết: Mỗi đề tài phải thâu tóm đủ chi tiết để khách ghé thăm website có thể xác định xem liệu họ có nên liên hệ với bạn để biết thêm thông tin hay không. Xét từ khía cạnh SEO, bạn càng cung cấp nhiều thông tin cho mỗi đề tài bao nhiêu thì các công cụ tìm kiếm càng dễ xác định sự liên quan của trang web với những khoá đó bấy nhiêu.

+ Cung cấp các brochure miễn phí: Người dùng Internet thường có khuynh hướng thích vào những trang web chia sẻ, nếu trang web của bạn chỉ chăm chú vào bán hàng, thậm chí những quyển sách nhỏ cũng có giá. Bạn không nên dùng từ ngữ hoa văn, các công cụ tìm kiếm không thích những trang web có nội dung kém, chỉ chú trang đến hình thức chứ không quan tâm đến nội dung. Tốt nhất là hãy cung cấp các brochure miễn phí cho người dùng.

+ Xây dựng nội dung một cách hệ thống: Càng chi tiết càng tốt là đúng rồi, nhưng bạn cũng phải quan tâm đến thời gian mà các visitors ghé thăm trang của bạn. SEO copywriting tốt sẽ phân biệt nội dung theo nhiều trang và tạo một “hệ thống thứ bậc” cho trang với những thông tin quan trong nhất đứng đầu và các thông tin ít quan trọng hơn đứng sau. Hãy chắc chắn là bạn đã tạo được sitempa cho website của bạn, vì đây cũng là yếu tố giúp các công cụ tìm kiếm dễ index hơn.

+ “Độ dày” của từ khoá: Để các công cụ tìm kiếm có thể đặt bạn lên top cho một từ khoá đặc biệt nào đó, từ khoá đó chắc chắn phải được sử dụng trong trang của bạn. Bên cạnh đó, những từ khoá có tần số sử dụng càng nhiều thì nó càng dễ được index hơn. Tuy nhiên, bạn đừng lạm dụng quá! Hãy viết 1 cách tự nhiên như bài viết hiện có. Các công cụ tìm kiếm sẽ phạt bạn nếu bạn “quá tối ưu hóa” bằng cách sử dụng từ khoá quá nhiều (nó được biết đến như keyword stuffing hay spamming).

Các loại nội dung mà bạn nên cân nhắc để đưa vào trang web của công ty mình

Một phần của quá trình SEO copywriting là lên kế hoạch dự án. Bạn cần dành thời gian để cân nhắc xem mọi người muốn biết thông tin gì về công ty của bạn. Dưới đây là một số loại thông tin mà khách ghé thăm website và các công cụ tìm kiếm quan tâm:

+ Chi tiết về sản phẩm, bao gồm các tính năng/ lợi ích, đặc điểm kỹ thuật, bảng số liệu, biểu đồ, biểu đồ diễn tiến, hình ảnh và minh hoạ bằng video (sử dụng Alt tags, xem phía dưới).
+ Các gợi ý về kỹ thuật, hướng dẫn xử lý sự cố của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng.
+ Chứng thực của khách hàng, kết quả nghiên cứu của những trường hợp điển hình.
+ Xác định rõ ngành nghề
+ Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm, thông tin so sánh.

Lời khuyên về việc đưa file PDF vào trang web của bạn

Các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên tinh vi hơn xét về khả năng index các loại file khác nhau. Các file PDF là loại file thông tin mà các visitor muốn in hoặc lưu giữ khi họ ghé thăm trang Web của bạn. Nhưng nếu sử dụng file PDF, bạn hãy chắc chắn rằng bạn mở file này ở một trình duyệt riêng. Đồng thời, hãy add đường dẫn tới trang web của bạn vào mỗi file PDF; nếu không, khách ghé thăm trang web của bạn từ một công cụ tìm kiếm thông qua file PDF không được điều hướng tới các phần mục khác trong trang web.

Lấy ý tưởng cho một nội dung SEO tốt ở đâu?

Hãy đánh những từ khoá phổ biến nhất của trang web bạn vào trang tìm kiếm Google và Yahoo rồi xem những website nào xuất hiện ở trang kết quả đầu tiên và thứ hai. Việc này sẽ cho bạn ý tưởng hay về một số nội dung mà các công cụ tìm kiếm ưa chuộng. Cụ thể hơn, bạn hãy để ý tới:

+ Trang web của đối thủ cạnh tranh.
+ Cổng điện tử của các ngành khác.
+ Các trang tạp chí của các ngành khác.
+ Các trang nguồn.

Hãy xem xem họ cung cấp loại nội dung gì mà dựa vào đó, trang web của bạn có thể cạnh tranh (chứ không phải sao chép).

Một số thủ thuật On-Page SEO Copywriting khác

Khi bạn đã chuẩn bị được nội dung tốt, thì bây giờ đã đến lúc bạn cần “động” vào trang Web. Sau đây là một số thủ thuật khác chỉnh sửa On-page, và đây cũng là bước để hoàn thành quá trình SEO copywriting:

+ Thẻ Title: Hãy chắc rằng mỗi trang sẽ có một tiêu đề riêng và tiêu đề đó phải bao quát được nội dung của trang đó. Ví dụ, chủ đề trang của bạn có chủ đề về "blue suede shoes", bạn phải đặt "Blue Suede Shoes | Công ty ABC" trong thẻ title.

+ Thẻ Description: Tương tự như thẻ title, mỗi trang cũng phải chứa một description riêng và description này phải mô tả một cách vắn tắt nhất nội dung trang đó. Đây là thông tin mà nhiều công cụ tìm kiếm dùng để hiển thị mô tả trang của bạn.

+ Thẻ Keyword: Hầu hết những công cụ tìm kiếm đều nhấn mạnh vào việc sử dụng thẻ keyword, nhưng thiết nghĩ đây vẫn là công cụ rất hữu ích giúp bạn tổ chức nội dung trang một cách hợp lý. Khi bạn viết một Meta Keywords, bạn nên lướt qua nội dung trang Web, liệt kế những thuật ngữ quan trọng nhất trên trang đó, sau đó lấy khoảng 10-15 từ miêu tả chính xác nội dung Website.

+ Thẻ Alt: Bạn nên sử dụng thẻ meta alt để giúp các công cụ tìm kiếm diễn đạt đúng các nút điều hướng hay những hình ảnh bạn dùng trong trang web. Các công cụ tìm kiếm không thể biết hình ảnh của bạn là về cái gì, trừ khi bạn giải thích cho nó bằng các anchor text. Ví dụ, nếu bạn có một hình ảnh về SEO thì bạn nên để trong thẻ alt là SEO.

+ Liên kết trong: Đặt liên kết cho những từ khoá hay cụm từ khoá trong các trang của bạn để điều hướng đến những trang khác trên một website. Ví dụ, bạn đang viết về một bài Xây dựng liên kết, trong bài này có chứa từ khoá “Phân tích từ khoá”, bạn nên đặt link cho từ khoá đó đến 1 bài viết khác về “phân tích từ khoá” trên website của bạn. Chú ý tránh sử dụng các cụm từ như click here, ở đây, tại đây …. cho liên kết đó.

Trên đây tôi đã đưa ra một danh sách các thủ thuật SEO Copywriting, nhưng để đạt được những kết quả tốt nhất thì cần bạn phải có sự đầu từ về công sức và thời gian. Thực hiện tốt những thủ thuật trên sẽ giúp cho bạn có cơ hội được đặt chân vào trang top của Google và Yahoo, và quan trọng nhất, đây là cơ hội cho bạn thu hút được những khách hàng tiềm năng.
Sưu tầm.

Tuesday, June 5, 2012

Quảng cáo với Facebook Fan Page: Có phải cứ lập 'Page', tăng 'Like' là sống?

Quảng cáo với Facebook Fan Page: Có phải cứ lập 'Page', tăng 'Like' là sống?

Hiệu quả kênh quảng cáo trên Facebook ở VN chưa được nhìn nhận do sự sống dở - chết yểu của không ít Fan Page. Khi kiến thức marketing chưa được hiểu thấu đáo thì đâu là 'luật chơi' và 'mẹo' ở đây?
Facebook và những con số biết nói
Facebook đang có khoảng 900 triệu người dùng, hỗ trợ hơn 70 ngôn ngữ, trong đó hơn 50% những người này đăng nhập, cập nhật hơn 2 tỉ lời bình luận và "LIKE" trên Facebook mỗi ngày.

Phạm vi hoạt động của Facebook được mở rộng với tốc độ khủng khiếp. Ngày 12/04/2012, Facebook đã tiến hành thương vụ tỷ đô khi mua ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram - một ứng dụng có hơn 33 triệu thành viên chỉ sau 18 tháng ra đời và sở hữu 40 triệu thành viên sau 10 ngày thuộc về Facebook. 

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Ford đã bỏ ra hơn 95 triệu USD quảng báo cho chiếc Focus mới trên truyền hình, báo in, nhưng hãng cho biết chỉ dành ra chưa tới 5% tổng chi tiêu ngân sách quảng cáo trực tuyến cho chiến dịch trên Facebook.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới này kiếm được khoảng 4 tỷ USD doanh thu năm 2011 từ quảng cáo và con số này khả năng sẽ tăng lên 5 tỷ USD hoặc thậm chí là hơn trong năm 2012. Tiềm năng về quảng cáo của Facebook đang phát triển nhanh chóng và dần trở thành đối trọng thách thức gã khổng lồ Google.

Không ít công ty, tập đoàn lớn đã thành công với việc marketing trên Facebook, và trở thành các case study cho các nhà marketing của Việt Nam như Coca-cola, Red Bull, Walt Disney hay Starbucks... với số thành viên trên Fan Page lên đến vài chục triệu người.
Tuy nhiên, không phải không có những công ty lớn, nổi tiếng chi mạnh tay cho quảng cáo lại “ki bo” rót tiền đầu tư kênh Facebook. Trường hợp của Ford là một ví dụ.

Sự trái nghịch này khiến nhiều người hoài nghi về quảng cáo trên Facebook: Liệu có thực sự hiệu quả với tất cả các mô hình kinh doanh và làm sao để quảng cáo được tối ưu nhất?

Facebook Fan Page ở Việt Nam: Lập trang rồi 'Sập' Page?

Ở Việt Nam, theo thống kê gần đây của Google Adplanner, hiện có khoảng 4,2 triệu người sử dụng Facebook. Với con số này, kênh quảng cáo trên Facebook thực sự khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải tập trung chú ý.

Tuy nhiên trong số những Fan Page có số lượng thành viên nhiều nhất ở Việt Nam lại rất hiếm tên của các công ty trong nước. Xem: Những Fan Page Việt nhiều thành viên nhất năm 2010năm 2011.

Theo một giám đốc một công ty làm dịch vụ Fan Page trên Facebook cho biết: "Doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tìm đến và xây dựng Fan Page để quảng cáo cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Tuy nhiên, do chưa nắm được các quy tắc và lộ trình nên thường khó khăn với những vấn đề như như không thu hút được thành viên LIKE hoặc có thu hút nhưng tương tác chưa hiệu quả và chưa biết cách duy trì sự hấp dẫn của trang".

Thêm một vấn đề nữa là do Facebook giới hạn khả năng truy cập và hiển thị trên trang chủ, nên thành viên sẽ chỉ thường xuyên vào Fan Page khi trạng thái cập nhật của trang xuất hiện trên hệ thống tin tức mới nhất.

Thực tế, theo thống kê, chỉ 14% lượng Fan nhận được các cập nhật mới nhất từ Fan Page mỗi ngày và ngay cả tại thời điểm cao nhất cũng chỉ là 1/3. Với một Fan Page cỡ 20.000 thành viên, sẽ có thời điểm chỉ có dưới 200 người nhận được thông tin từ trang. Ban quản trị của trang (Admin) sẽ khá đau đầu với tiến hành Chiến lược quảng cáo nếu không nắm được luật của ‘trò chơi’ Fan Page này, trang “sập” không lâu sau khi lập là chuyện thường ngày ở huyện.

Vậy làm thế nào để không bị rơi vào tình trạng sớm nở tối tàn? Những gợi ý sau đây có thể phần nào giúp doanh nghiệp của bạn tham khảo và tìm được cách giải quyết phù hợp nhất:

Lập Fan Page: Cân nhắc khi là…

Dưới đây là các mô hình kinh doanh mà bạn nên cân nhắc khi quyết định lập Fan Page trên Facebook, bởi có thể có những phương án khác tối ưu hơn.

Shop kinh doanh nhỏ: Hãy bắt đầu từ tài khoản cá nhân

Những cửa hàng ăn uống nhỏ, shop thời trang, hiệu cắt tóc… thường chỉ có mức ngân quỹ hạn hẹp cho việc quảng cáo. Do đó, nếu muốn quảng cáo trên Facebook khi kinh doanh theo phương thức này, bạn chỉ cần sử dụng tài khoản cá nhân để kết bạn (Add friend) mà không cần lập Page, bởi chỉ cần tương tác với độ phủ khoảng 5000 - 10000 người. Cách thức tiến hành như sau:

- Tạo tài khoản cá nhân trên Facebook.

- Xác định và kết bạn những đối tượng tiềm năng nhất – thông qua các Fan Page kinh doanh tương tự khác hoặc qua các mối quan hệ cá nhân. Giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức như gửi tin nhắn, đăng lên tường (Post on Wall) hoặc đánh dấu (tag)… 

- Trong 2-3 tháng, tài khoản sẽ có khá nhiều bạn. Khi lượng khách hàng trung thành đã có, có thể mở rộng quy mô bằng việc sử dụng tính năng chuyển Page của Facebook: https://www.facebook.com/pages/create.php?migrate. Tất cả Friends sẽ chuyển sang dạng Fan của page.

- Với cộng đồng trung thành này, việc bán hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, và kinh doanh sẽ dễ thành công hơn các con đường khác.

Quảng cáo giảm giá: Dựa hơi ông lớn - Lĩnh vực chuyên sâu: Lập group riêng - Tăng user cho Forum : Chớ mất công với mạng xã hội

Nếu cửa hàng hay doanh nghiệp nhỏ chỉ dùng Fan Page để quảng cáo cho các chương trình giảm giá sản phẩm, bạn có thể liên hệ với các Fan Page lớn đề nghị đăng tải nội dung quảng cáo và chấp nhận mất một khoản phí, cách này sẽ đảm bảo hai yếu tố là mức phí thấp, hiệu quả cao.

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề và lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu (kỹ thuật, công nghệ đặc thù), có tính chất chọn lọc thành viên và khách hàng cao, hãy lập Nhóm (Group) thay vì Fan Page trên Facebook.

Nếu doanh nghiệp muốn tăng lượng người dùng (user) cho Diễn đàn (forum), hãy đầu tư vào các kênh khác sẽ tối ưu hơn Facebook, ví như tập trung xây dựng nội dung cho Forum và đầu tư cho SEO hiệu quả hơn.

 
Coca-cola: Fan Page của hãng được yêu thích nhất với hơn 36 triệu người hâm mộ

Quyết chiến với Facebook Fan Page: Bước chắc chân với 5 bậc thang!

Sau tất cả các khả năng trên, nếu doanh nghiệp của bạn thực sự nghiêm túc cho chiến dịch Phát triển cộng đồng trên mạng xã hội (Social Media), hãy chuẩn bị để tiến hành 5 giai đoạn cho chiến dịch này một cách bền vững.

Giai đoạn 1: Xây dựng cộng đồng

Giai đoạn này, việc tiên quyết là xây dựng cộng đồng càng nhiều càng tốt cho Fan Page, không cần đúng đối tượng yêu cầu, và cũng không quan trọng cách thức. Khi tương tác với Page, một phần bạn bè của những thành viên này sẽ thấy, và lúc đó, nếu sản phẩm tốt, họ sẽ tự động LIKE fan page thông qua viral.

Kết quả:
+ Kết thúc giai đoạn này (từ 7-30 ngày), Fan page có cộng đồng từ 20.000 - 100.000.
+ Cách đánh giá: Con số LIKE page, càng nhiều càng thành công. Khi đạt được con số Like yêu cầu, tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2 : Duy trì, tăng cường tương tác

Khi có một Fan Page lên đến 20.000 Fan, nhưng đưa một nội dung lên thì chỉ một lượng rất nhỏ, thậm chí có lúc chỉ 1-200 người thấy được trên trang chính. Đó là bởi thuật toán Edge Rank của Fabook – cho điểm xếp hạng tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và mức độ tương tác.

Do vậy, cần làm cho mọi người vào Fan Page để tương tác sau đó họ mới chú ý đến các sản phẩm hoặc dịch vụ. 

LiteVN là một trong số Pages test ứng dụng (apps) đơn giản và “funny”, thu hút được cộng đồng 308.000 Fans với hơn 66.000 người đang "Talking About This", đạt tỷ lệ hơn 20%. 
Page này cũng khá thành công khi thu hút 30.000  Fans tổ chức Sự kiện Cộng đồng "Hãy cùng hát vang" vào ngày 01/05/2012 (Page do London Media phát triển).

Kết quả:
- Để thành công ở giai đoạn này, sẽ mất khoảng 2 – 4 tuần, khi lượng Talking about this đạt từ 10-20% Fan, có thể tiến hành giai đoạn 3.
- Cách đánh giá: Dựa vào 3 chỉ số : Reach, Talking About This Edge Rank. 3 chỉ số này càng cao, page bạn càng thành công.

Giai đoạn 3: Đưa hình ảnh sản phẩm, thương hiệu vào Fan Page

Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp chuyển tải thương hiệu và sản phẩm đến các Fans và người quan tâm đến Page. Có thể tổ chức các sự kiện, thực hiện các cuộc thi, thiết kế apps, mục tiêu chính là gửi được thông điệp cần chuyển tải.

Kết quả:
Hết giai đoạn này, cộng đồng có thể nhận ra được, đằng sau Page là thương hiệu nào, thông điệp chuyển tải ra sao, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu. Chuyển qua giai đoạn 4.
Maybelline khá thành công với cuộc thi “Show us your red lips” trên Facebook
Số lượng Fan từ 3.000 lên 13.000 chỉ trong vòng 3 tuần.

Giai đoạn 4 : Khách hàng thật sự

Qua việc đưa nội dung hàng ngày (tương tác và đưa thông điệp), thông qua các group hay tổ chức sự kiện, lọc ra những Fan thực sự quan tâm đến sản phẩm, đây sẽ là những người đầu tiên được ưu đãi.

Lập group để giới thiệu những ưu đãi đến với họ, ưu tiên họ trong những chương trình của khách hàng... nhằm xây dựng họ thành Fan trung thành.

Kết quả:
Và sau một thời gian, doanh nghiệp có được những khách hàng thật sự mua sản phẩm từ những Fan trung thành cảu Page. Nếu được chăm sóc tốt, họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành.

Giai đoạn 5 : Khách hàng trung thành

Khi đã xây dựng được một cộng đồng khách hàng lớn, chăm sóc khách hàng tốt, thì bạn sẽ có một cộng đồng khách hàng trung thành.

Đây sẽ là những người mang lại giá trị cao nhất khi làm truyền thông trên mạng xã hội, họ bảo vệ sản phẩm, nói tốt về nó, viral cho những người khác, giới thiệu các khách hàng khác và họ cũng chính là khách hàng của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số nguyên tắc nhỏ cần tuân thủ khi tiến hành Chiến dịch Phát triển cộng đồng thông qua Facebook Fan Page:
- Khi Post nội dung lên Facebook (áp dụng cho cả tài khoản cá nhân, Group và Fan Page):
+ Post status ngắn gọn, dễ hiểu, hài hước càng tốt.
+ Hình ảnh, video hoặc media sẽ được Fan chú ý nhiều hơn là text.
+ Tìm hiểu thời gian các Fan online nhiều nhất, và post update vào thời gian này.
+ Nguyên tắc 80/20: Post 80% các nội dung liên quan đến vấn đề mà Fans đang quan tâm, chỉ 20% liên quan đến sản phẩm hoặc quảng cáo.
- Các mẹo khác để tạo sự thu hút của Fan Page:
+ Sử dụng avatar với kích thước 600 x 200 pixels
+ Thể hiện cá tính thông qua những câu chuyện của bạn
+ Liên kết đến Website/ Blog 
Tạo những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho Fan
+ Khuyến khích Fan mời bạn bè LIKE
+ Liên kết đến Twitter và Youtube 
+ Hiểu rõ các công cụ hỗ trợ đo lường của Facebook, đặc biệt cần xem xét kết quả đo lường sau mỗi chiến dịch.


























Theo TTVN

Đo lường sự tập trung của mắt - "Vũ khí lợi hại" mới của quảng cáo và Marketing

Đo lường sự tập trung của mắt - "Vũ khí lợi hại" mới của quảng cáo và Marketing

Một cá nhân sẽ chú ý tới những gì khi đọc báo hay xem hình ảnh online ? Có sự khác nhau giữa cách nhìn của đàn ông và phụ nữ không ? Giờ đây, mọi thứ đã được làm sáng tỏ !
Chúng ta thường quan niệm "Đôi mắt nói lên tất cả". Dựa trên công nghệ mới nhất trong việc xác định sự tập trung của đôi mắt, quan điểm trên đã trở nên vô cùng hiện hữu. Nhờ công nghệ này, con người có thể khám phá được những sự khác nhau thú vị giữa tư duy của nam giới và nữ giới, cũng như ứng dụng để có những hoạt động quảng cáo và marketing thật hiệu quả. Hãy cùng điểm qua một vài trường hợp thú vị dưới đây:


Với hình ảnh quảng cáo là cô gái hấp dẫn đứng trước biển, đàn ông có xu hướng nhìn tập trung vào cô gái trong khi phụ nữ lại chú ý nhiều đến những phần còn lại trong hình quảng cáo.

Trong bức ảnh này, có thể thấy đàn ông thường không hề chú ý tới đôi giày của người mẫu !

Hình ảnh quảng cáo của Sunsilk trên cho thấy: một khuôn mặt xinh đẹp là chưa đủ. quan trọng còn là đôi mắt người mẫu nhìn vào đâu ?

Đây được gọi là hiện tượng "Banner Blindness", giải thích tại sao các nhà quảng cáo không ưa thích sử dụng các banner quảng cáo trên web. Đơn giản vì người truy cập chẳng hề chú ý đến chúng !

Hình ảnh trên cho thấy một thực tế nhiều người đã biết: Người truy cập thường có xu hướng nhìn thẳng vào 5 kết quả đầu trong danh sách tìm kiếm của Google.

Chúng ta cũng thường có xu hướng nhìn vào tiêu đề và hình ảnh đại diện của các tin khi đọc báo điện tử, nhiều hơn bất kỳ thứ nào khác.

Mọi người thường có xu hướng nhìn vào những khu vực trung tâm của 1 website

Trên Facebook, nhờ công nghệ theo dõi sự tập trung của mắt, chúng ta thấy người dùng thường chú ý vào các tấm ảnh nhiều hơn tất cả.

Với 1 cầu thủ bóng chày, đàn ông thường chú ý nhiều về gương mặt và phần thân, trong khi phụ nữ thường chỉ chú ý duy nhất phần mặt.

Trong một trận đấu bóng đá, với tình huống ném phạt, người xem chú ý vào cầu thủ ném bóng và khoảng trống anh đang đối mặt.

Dù trong bức ảnh này, người mẫu có khuôn mặt chiếm vị trí khá lớn, nhưng độc giả vẫn chú ý nhiều hơn tới các dòng chữ bên trái.

Phụ nữ thường chú ý tới khuôn mặt và hình thể

Trong khi đàn ông thường chú ý nhiều vào các "điểm nóng"

Trong chuyến tham quan Las Vegas, mọi ánh nhìn thường bị hút về phía trung tâm và hơi hướng 1 chút sang bên phía trái.

Khi chú ý vào 1 bản sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng thường chú ý nhiều đến: Tên, chức vụ và công ty hiện tại, kinh nghiệm tại những công ty trước đây, những chức danh từng đạt được, quá trình đào tạo.
 
Theo TTVN/Businessinsider