Sunday, July 10, 2011

Chúng ta sẽ là nô lệ của Google ?

2 Tuần nay bà con đang phát điên lên vì cái Google+ nên tới viết cái entry này coi như cảnh báo

Tôi viết bài này dưới cái nhìn của một người chuyên làm về các hệ thống thông tin, hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và một người có chút hiểu biết về an toàn thông tin.

*********
Dấu vết số
Bạn có tin rằng tôi chỉ cần biết online nick của bạn hay email của bạn là tôi có thể nắm được 1 phần thông tin của bạn không ?

Dễ lắm, bạn lấy cái nick của bạn, hay cái email bạn thường dùng nhất, quăng vào Google Search, click 1 cái, bạn sẽ thấy Google liệt kê một danh sách dài các trang web mà bạn đã tham gia (1) . Đem nick của bạn bỏ vào Google Blog Search tôi sẽ có các bài blog hay comment bạn có viết (2) . Đem nick của bạn bỏ vào Google Image tôi sẽ có một số ảnh liên quan tới bạn, gặp may thì tôi có thể có được link vào một albums trực tuyến nào đó của bạn cách đây khoảng 4, 5 năm gì đó (3)

Nhanh chưa, chỉ vài phút tôi có thể tạo một x-files ghi chép về cá nhân bạn, mối quan tâm của bạn, sở thích của bạn, hình ảnh của bạn, mối quan hệ của bạn, thậm chí những nơi bạn đã từng đi qua, chỗ nào bạn từng làm, nghề nghiệp... rất nhiều thứ, phụ thuộc vào sự chăm chỉ online của bạn

Ngày nay, bất kỳ những người trẻ nào sinh sau năm 1980 ( thế hệ 8x,9x,10x,n+10x ...) đều sử dụng internet như một phần rất quan trọng của cuộc sống ( tôi không thích viện dẫn các con số vì chúng rất dễ kiếm hãy thử ...google đi nhé :D ), do bạn dùng internet quá nhiều, nên bạn cũng vương vãi "dấu vết số" của bạn đầy rẫy trên internet. Và Google , với thuật toán thống kê dữ liệu thông minh và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay đang đóng vai trò thu thập dữ liệu về bạn vào chung một mối

Friday, July 1, 2011

Làm sao để tri thức thực sự là của mình ?

Dạo gần đây đọc nhiều sách hay, đâm ra đầu óc bay bổng quá. Ngồi tĩnh tâm chút nghĩ về cách mình đã học đúng chưa ?

Thoạt nhiên khi nghe câu hỏi này có thể bạn sẽ tức cười, vì ở tầm tuổi tôi hay bạn thì chuyện học có lẽ đã diễn ra qua nhiều năm rồi, và dĩ nhiên tôi cũng không nói tới chuyện "Học, học nữa, học mãi". Mà tôi muốn nói tới chuyện, ta giữ được bao nhiêu mảnh tri thức sau khi tọng vào đầu vô số "dữ liệu".

**************

Sự thật là hàng ngày, não bộ chúng ta ghi nhận hàng triệu dữ liệu mới, bao gồm hình ảnh, âm thanh, mùi vị, dữ liệu cảm biến ( xúc giác ), dữ liệu tri thức .... có thể lên tới hàng ngàn Gigabyte dữ liệu một ngày, tương đương một trận DoS có cường độ lưu lượng vài trăm Gigabit/s. Và bạn cũng sẽ thấy rằng, ta chỉ nhớ được rất ít, thậm chí tí xíu, trong hàng ngàn GB dữ liệu nói trên, do đó ta sẽ dễ dàng nhận ra là não bộ của chúng ta có một cơ chế tương tự Firewall, hay thậm chí là IPS có tính năng cản, phân tích, lọc, và định tuyến khối dữ liệu khổng tượng đang hàng ngày dội vào não bộ của ta - một datacenter khổng lồ

Vậy có cơ hội nào cho những dữ liệu giá trị, tức là những tri thức, kinh nghiệm nhỏ bé nhưng có giá trị tái sử dụng trong tương lại, như những con thuyền bé nhỏ, chòng chành, chen chân trong cơn lũ dữ liệu đang ào ạt chảy vào não của chúng ta ? Hay nó nhanh chóng bị nghẹt lại ở bên ngoài não do não bị bão hòa ( bão hòa đường truyền :D ), hoặc ta tự quên lãng, tự xóa kiến thức đó đi khi ta cảm thấy nó vô ích hay ít giá trị ( bị Firewall, IDS, Antivirus lọc bỏ )