Wednesday, December 28, 2011

Một thoáng lịch sử của ngành CNTT Việt Nam



Dạo qua một chút lịch sử về ngành CNTT ở VN, ngày đó chúng ta có tất cả các cơ hội trời cho, cơ hội để trở thành một cường quốc về CNTT (chí ít là về mặt phần mềm), vậy mà đến giờ Viện CNTT rơi vào quên lãng, nền CNTT vẫn chỉ loay hoay với mấy công ty dot.com nhỏ xíu . Tiền nhân có buồn chăng ?

Đón nhận chiếc Minsk-22 đầu tiên ( Computer của Soviet Union sản xuất )
http://ictnews.vn/home/Kinh-doanh/8/Don-nhan-chiec-Minsk22/13215/index.ict
Lần đầu tổng điều tra dân số trên máy tính điện tử
http://ictnews.vn/home/Ho-so/31/Lan-dau-tong-dieu-tra-dan-so-tren-PC/13751/index.ict
Đội quân máy tính tiếp quản Sài Gòn
Phần 1:
http://ictnews.vn/home/Ho-so/31/Doi-quan-may-tinh-tiep-quan-Sai-Gon/13557/index.ict
Phần 2:
Những tên trộm tại đồi thông
Phần 1:
http://ictnews.vn/home/Ho-so/31/Nhung-ten-trom-tai-Doi-Thong/13789/index.ict
Phần 2:
http://www.ictnews.vn/home/Ho-so/31/Nhung-ten-trom-tai-Doi-Thong-II/13840/index.ict
TRƯỞNG THÀNH TỪ PHÒNG MÁY TÍNH (Nguyễn Văn Kỷ)
http://www.ioit.ac.vn/pages/index.asp?progid=10&NewsID=75

Tôi cũng ghi chút chút về cái máy Minsk-22 mà các nhà khoa học đầu tiên trong ngành CNTT của chúng ta tiếp xúc. Nó là loại máy tính lớn ( chỉ có thể gọi là Computer ) hay còn gọi là các Mainframe . Hệ máy này do Soviet Union thiết kế dựa trên một bản vẽ logic khá sơ sài của hệ máy PDP của hãng DEC Hoa Kỳ được các sĩ quan KGB đánh cắp về ( kĩ nghệ về CNTT của Hoa Kỳ vẫn đi xa hàng thập kỉ so với Soviet Union vào thời đó ). Máy có kích thước chiếm hết 1 gian phòng 100m2 , không dùng mạch tích hợp ( vì công nghệ mạch tích hợp - IC thời đó còn rất sơ khai ) , dùng bóng bán dẫn chớ không phải Transistor như các máy tính ngày nay vì tới năm 1957 mới có các thiết bị đơn giản ứng dụng Transistor thay cho các bóng bán dẫn cỡ lớn ( mà tiên phong là hãng điện tử lừng danh Sony ). Máy không có hệ điều hành, chạy đơn nhiệm ( quá tệ ! ), dùng ngôn ngữ lập trình là ... ngôn ngữ máy ( hoặc khá hơn là hợp ngữ ), cùng một vài ngôn ngữ cổ đại thời đó như FORTRAN, COLBOL ...


Cùng khoảng thời gian đó, miền nam Việt Nam, người Mỹ đã đưa vào VN từ những năm 1970 các máy mainframe của IBM sản xuất với các tính năng vượt trội khủng khiếp nhằm các mục đích tính toán lớn trong cuộc chiến tranh VN. Sau năm 1975 toàn bộ các máy mainframe này đều lọt vào tay chúng ta hiện nay, bao gồm cả máy mainframe khá tốt vào thời đó là IBM360/50 ( chệp nghe quen quen với cái tên PC IBM386 đúng không ).


Thế nhưng giờ chúng ta ra sao ?! ...

No comments:

Post a Comment

Quí đọc giả đọc xong, nếu thấy chút thú vị thì tác giả cũng mong được chút comment lấy làm kích lệ