Wednesday, September 21, 2011

Có khi nào trên đường đời tấp nập ... hay khoa học về mối quan hệ

Bài này post trên một blog vài năm trước, nay nhân dịp thằng FB nó update cái giao diện mắc dịch mới nên mang ra post lại cho thời sự )
( Bữa nay rảnh do mí con siêu vi – sốt siêu vi – khiến mình phải nằm nhà không thể đi đâu được và không thể làm gì được, đành nằm và ôm con netbook iu thương mà tâm sự cho vãn sự đời vậy )


"Nửa kia", em nơi đâu ?


Có một bài thơ hay được nhiều người trích dẫn nhưng không rõ của ai

Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đã đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu

hôm nay dạo internet may mắn tìm ra được tên tuổi của tác giả, đó là nhà thơ Bùi Minh Quốc. Bài thơ này sáng tác trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, cái thời mà người ta có thể mất nhau chỉ sau một cái chớp mắt.

Đọc bài thơ này, tự dưng lại thầm cười vì cái chuyện “trái đất tròn”. Ừ phải đấy, trái đất rất “tròn”, con người đi một vòng lại gặp nhau.

Cứ ru rú ở nhà thì có lẽ chẳng bao giờ mình biết được trái đất nó tròn :)) , ví dụ vài cái thôi là thấy nó tròn “ác” thế nào.


Gần thì, đầu năm nay quen được một cô bé dễ thương, hồi trước học cùng với thằng bạn nối khố ( ừ mà nối khố thật , đúng nghĩa đen luôn ấy ), quanh đi quẩn lại lại phát hiện ra cô bé này ,quen cả đám bạn ( nếu là không muốn nói là quen hết ) hồi cấp 3 của mình T_T. Tình hình là hồi đó có lắm tật xấu, chẳng biết lớn rồi chúng nó có bươi móc ra hay không nữa :)) , bị móc ra thì cứ gọi là quê-một-cục với em ấy.

Hơi xa chút, thì cô bé tốt bụng giúp mình hồi mùng 3 tết âm lịch năm nay, lúc mẫu-hậu mình nổi hứng phóng xe đua với đám con nít, hậu quả là tông 1 phát trời giáng, 2 đứa kia văng và bà cụ cũng vào BV luôn. Đụng ngay khúc vòng xoay hàng xanh, xa “địa bàn” nên chẳng biết cái BV ở qué đâu, may mà có cô bé giúp, chà chắc ăn ở có phước đức nên lúc gặp hạn ấy có người giúp ( ấy là bà cụ nhà mình chứ mình làm cóc gì có phước đức :)) nếu không muốn nói là ăn ở ác :)) ). Tự dưng gần đây phát hiện ra là cô bé ấy quen cô bạn mình T_T.

Xa tí nữa thì, chừng tháng 12 năm ngoái, có 1 cô gái là Việt Kiều Đức, thông qua Skype tìm mình ra để chat, thú vị là nói chuyện hợp cạ mới hay. Cô ấy là dân Việt 2nd generation, tức là dân Việt sinh ra sau khi bố mẹ qua Đức ( chắc là cái thời Thuyền Nhân nổi tiếng đây ), nên rất thích nói chuyện bằng tiếng Việt ,tuy nhiều từ không nhớ được nói ra sao ^^, và cực kì thích chat voice bằng tiếng Việt, cô gái có cái giọng tiếng Việt lơ lớ do từ nhỏ phải nói tiếng Đức. À kể còn thiếu một điều là cô ấy khá xinh ^^ . Một lần gửi tấm ảnh ( chụp cô ấy bằng WC ) qua cho thằng em họ cũng bên Đức, thằng nhóc nhìn thấy cười ha hả, bảo là cô gái này là hàng xóm nhà nó hồi trước, sau này chuyển đi đâu không rõ.

Đấy thấy nó tròn ác chưa :))

Hì hì mà ngẫm lại thì tự dưng nhớ đến một kết luận khoa học mà mình vô tình coi được trên Discovery Channel lâu roài, là hai người bất kì trên thế giới chỉ cách nhau 6 người ( thuật ngữ bên PR gọi là “Relation classes” ).

Tự mình làm một số phép tính là thấy mấy bác khoa học gia chẳng nói ngoa đâu:
Ví dụ 1 người bình thường, học hành đầy đủ thì coi như anh ta sẽ trải qua 5 nhóm xã hội thường gặp mà chắc chắn anh ta phải trải qua.

Nhóm bạn bè cấp 1, nhóm bạn bè cấp 2, nhóm bạn bè cấp 3, nhóm bạn bè ĐH, nhóm bạn bè tại chỗ làm đầu tiên. Chỉ lấy nhiu đó thôi làm ví dụ.

Ta giả sử mỗi cấp anh ta học 1 lớp, mà mỗi lớp có 50 học viên, thì anh ta đã quen được:
50 x 4 = 200 người .

Chỗ làm đầu tiên bèo bèo cũng 100 người ( sếp, cộng sự, khác hàng, lao công, bà bán nước trc công ty… ).

Vậy anh ta có được: 200 + 100 = 300 người.

Nhìn có vẻ còn ít phải không ? Đó là do đây mới chỉ tính tới 1st relation class.

Ta tính tiếp ở 2nd Relation Class sẽ ra sao nhá:

Mỗi người ta quen cũng sẽ giống ta tức là “sẽ trải qua 5 nhóm xã hội thường gặp mà chắc chắn anh ta phải trải qua”.

Ta có 300*300 = 90.000 người

Giờ thì còn ít nữa không ^^, đó chỉ mới là 2nd Relation Class thôi đó ^^

Cứ mỗi Class mà ta duyệt xuống theo chiều sâu thì con số ấy lại tăng lên theo cấp số mũ.

Công thức sẽ là: (~300)^(Class)

Vậy tới 6th Relation Class (theo các nhà khoa học), thì ta thực tế sẽ có “cơ hội” quen được tới: 729.000.000.000.000 người ( 729 nghìn tỷ người - ít chưa ^^ !!!! )

Mà thực tế dân số thế giới hiện nay là: 6.000.000.000 ( 6 tỷ người – số liệu 2008 của LHQ ).

Quay lại với phép tính ở class thứ 2 thì đã quá đủ, vì dân số của Sài Gòn là 8,2 triệu dân. Mà mình có cơ hội quen được gần 0,1% dân số thành phố rồi nên tỉ lệ gặp được người quen chỉ là 1/1000.

Con số 8,2 triệu dân chỉ tính cho toàn thành phố, trong khi thực tế nếu gọi là Sài Gòn thì chỉ có Q1,10,5,8,Tân Bình là hết gọi là Sài gòn được rồi, vì khu vực này tập trung dân cao nhất, mà toàn bộ mấy quận này cộng lại chắc chỉ dc chừng 100.000 dân.
Vậy thì với con số 90.000 người quen thì tỉ lệ giảm xuống chỉ còn ~ 1/11.
Với tỉ lệ này mình chỉ việc ra đường, ngó 11 người là sẽ gặp 1 người quen.

Chà vậy thì ta có một kết luận “xanh rờn” là làm gì có chuyện may rủi duyên số ở đây :))

He he hôm nay rảnh hơi tính toán đúng dở hơi :)) . Nhưng qua đây muốn nói với mọi người là:

Sống ở đời nên cẩn trọng tránh gây thù chuốc oán với nhau, tránh làm hại nhau, vì quay đi quay lại thấy kẻ thù sau lưng đấy. Hù

P/s: sau khi cho bài này lên Facebook, thì nảy ra một vấn đề nữa là.

Mí cái phép tính trên, đã chứng minh được một điều: Duyên số thật ra nó xảy ra chỉ trong 1 biên độ rất hẹp, nếu không muốn nói là rất rất hẹp.

Ra đường mà 11 người mình gặp trong đó có 1 người quen, vậy nếu nam nữ tương đối bằng nhau ( theo khảo sát dân số VN năm 2009 ), thì cứ 22 ng mình gặp sẽ có 1 người khác giới với mình mà mình quen ( xác suất ). Vậy thì cơ hội gặp được nửa kia là cực kì lớn. Cái chính là chúng ta luôn để vuột mất “nửa kia” của mình như trong lời bài thơ ở đầu entry này.

Thế nên, chúng ta nên quay lại coi, trong số “người quen” của mình, thì “nửa kia” có đang nằm trong đó không ^^ ,kẻo người ta chuyển từ “nửa kia của mình” thành “nửa kia của người khác” thì chớ có mà khóc than :) )

-xnohat

3 comments:

Quí đọc giả đọc xong, nếu thấy chút thú vị thì tác giả cũng mong được chút comment lấy làm kích lệ